Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay ,như thế nào đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm .Bài viết dưới đây là những chia sẻ về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay,cùng đơn vị thu mua phế liệu Thiên Lộc tìm hiểu ngay nhé các bạn !
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang rất nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân hiện nay. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả không chỉ trực tiếp làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến giống nòi, con cháu thế hệ sau.Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ta đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay.
Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 80% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 70% - 80% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.
Hàng năm, cả nước “xài” hơn 200.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 33 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 9 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 830.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế.Những con số giật mình vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tổng hợp báo cáo tại hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi trường tổ chức sáng 20.3 để thẳng thắn nhìn vào bức tranh tổng thể về thực trạng môi trường tại Việt Nam hiện nay.Theo Bộ TNMT, môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ phát triển kinh tế – xã hội trong nước, theo dòng thương mại quốc tế và tác động xuyên biên giới. Hàng năm, có hơn 3.000 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).Đáng chú ý, trên cả nước hiện có 288 khu công nghiệp với hơn 650.000m3 nước thải/ngày đêm; 715 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 600.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 6.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 5.500 làng nghề. Hơn 15.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 67 tấn chất thải nguy hại và 145.000 m3 nước thải y tế.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2019 (VBF) diễn ra sáng 10/1/2020 tại Hà Nội, đại diện khối doanh nghiệp FDI đều lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trong dài hạn.
Ông Nobufumi Miura, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), cho rằng, môi trường suy thoái do ô nhiễm không khí, xử lý nước thải công nghiệp là vấn đề đáng lo ngại. Tính đến tháng 9/2019 chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội được xếp ở mức nguy hại nhất, còn TP.HCM ở mức thứ 3. Trong khu vực đô thị, khí thải từ xe máy và ô tô gây ô nhiễm không khí, còn ở nông thôn là hệ quả của tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch. Đây là vấn đề kinh tế xã hội báo động.
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước từ các khu công nghiệp và hộ gia đình làm nồng độ chất ô nhiễm tại hầu hết hệ thống sông ngòi trong đô thị tăng cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn quốc gia.
Môi trường ô nhiễm kéo dài sẽ khiến các nhà đầu tư e dè và làm suy giảm giá trị đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế. Ước tính, chỉ riêng thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra tại Việt Nam đã ở mức 5% GDP mỗi năm.
Đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng: Việt Nam là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Dù chỉ là nước nhỏ, xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng hiện đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với khoảng 1,83 triệu tấn/năm. Phần lớn chất thải tại Việt Nam không được phân loại ở cấp hộ gia đình và được chôn lấp mà không qua xử lý.
Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh không chỉ gây hại môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống người dân trong khu vực và gây lãng phí nguồn nguyên liệu giá trị, có thể được tái chế hoặc sử dụng để sản xuất điện năng. Trong khi, các tập đoàn quốc gia đầu tư tại Việt Nam đang phải tự đề ra mục tiêu tái chế và sử dụng năng lượng tái tạo.
Báo cáo của nhóm công tác Du lịch thuộc VBF cũng đưa ra cảnh báo đáng quan ngại về sự phát triển bền vững của môi trường Việt Nam. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh ngành du lịch năm 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đã tăng 8 bậc từ 129 lên 121/trên 141 quốc gia. Tuy nhiên, nhiều chỉ số lại giảm bao gồm: thực thi các quy định về môi trường, giảm 23 bậc; mức độ nghiêm ngặt của các quy định về môi trường giảm 11 bậc; thay đổi độ che phủ của rừng giảm 10 bậc.
Nhiều điểm đến của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ về ô nhiễm môi trường, trong khi kế hoạch phát triển bền vững chưa được triển khai. Quản lý sử dụng năng lượng, giảm lượng khí thải carbon và giảm phát thải, quản lý chất thải, quản lý phương tiện giao thông vận tải,... đang tác động tới sức khỏe con người.
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
Hãy hạn chế vứt đổ rác bừa bải .Những vật liệu nào có thể tái chế được như : sắt , đồng , nhôm , giấy , nhựa ,...hãy thu gom và bán cho nhà máy phế liệu Thiên Lộc chúng tôi ngay qua số điện thoại ( 0968 04 4568 ah thái ) hôm nay để nhận được giá phế liệu tốt nhất thị trường hiện nay.Những phế liệu đó sẽ được chúng tôi tái chế lại và xuất khẩu đi nước ngoài.