THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO

Thu Mua tất cả phế liệu Thu Mua tất cả phế liệu

Thu mua giá cao nhất Thu mua giá cao nhất

Có xe vận chuyển tận nơi Có xe vận chuyển tận nơi

Không ép giá, uy tín Không ép giá, uy tín

Các phương pháp xử lí chất thải rắn cùng với phế liệu Thiên Lộc

   

Với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số và đô thị hóa, việc tạo ra chất thải rắn đã tăng theo cấp số nhân, tất yếu đòi hỏi các phương pháp xử lý hiệu quả để đáp ứng những thách thức liên quan đến nó.Việc xử lý chất thải rắn đòi hỏi tuân thủ đúng theo quy trình để đảm bảo an toàn cũng như tiết kiệm chi phí. Tùy theo tính chất của chất thải rắn mà sử dụng các phương pháp khác nhau để xử lý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng phế liệu Thiên Lộc tìm hiểu các phương pháp xử lý chất thải rắn được sử dụng hiện nay.

Mục đích của việc xử lý chất thải là nhằm:

  • Chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn,
  • Chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích,
  • Làm giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn,
  • Lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.

Việc quản lý chất thải rắn rất quan trọng cần thực hiện theo các bước để vừa xử lý rác hiệu quả, vừa hạn chế phát sinh chất thải, đồng thời tối ưu tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau: Giảm thiểu phát thải → Tái sử dụng  →  Tái chế  → Xử lý  → Tiêu hủy.

Phân loại chất thải rắn

Chất thải rắn có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như chất thải rắn đô thị (MSW), chất thải xây dựng và phá hủy (C&D), chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải nguy hại.

Chất thải rắn đô thị (MSW)

Bao gồm rác thải sinh hoạt, chẳng hạn như vật liệu đóng gói, rác thải thực phẩm, rác sân vườn và các vật dụng hàng ngày như giấy, bìa cứng, nhựa, thủy tinh và kim loại. MSW cũng bao gồm chất thải được tạo ra từ trường học, văn phòng và các cơ sở bán lẻ.

Chất thải công trình

Chủ yếu bắt nguồn từ việc xây dựng, cải tạo và phá dỡ các công trình. Nó bao gồm các vật liệu như bê tông, gạch, gỗ, kim loại, tấm thạch cao, nhựa đường và nhựa.

Chất thải công nghiệp

Là chất thải được tạo ra từ các quy trình sản xuất, nhà máy, nhà máy điện và các hoạt động công nghiệp khác. Điều này có thể bao gồm các sản phẩm phụ khác nhau, vật liệu đóng gói, hóa chất, bùn và các chất rắn khác.

Chất thải nông nghiệp

Chất thải nông nghiệp là chất thải hữu cơ được tạo ra từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và các hoạt động nông nghiệp khác. Nó bao gồm tàn dư cây trồng, phân động vật, nhựa nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ khác.

Chất thải nguy hại

Đây là một loại chất rắn đặc biệt có nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người hoặc môi trường do các đặc tính hóa học, vật lý hoặc sinh học của nó. Nó có thể bao gồm nhiều chất khác nhau như hóa chất, dung môi, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, pin và chất thải điện tử.

Ảnh hưởng của chất thải rắn đến đời sống

Chất thải rắn có tác động rất nhiều đến môi trường, sức khỏe con người và nền kinh tế. Gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Trong thành phần rác thải từ các hộ gia đình, các loại thực phẩm thường chiếm tỷ lệ cao. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình phân hủy này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.

 Ảnh hưởng đến môi trường nước

Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh mương, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước, gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng.

Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay, các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần 50 - 60 năm, thậm chí hàng trăm năm mới phân hủy, và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da, phụ khoa, tim mạch,…

=> Vì vậy, phế liệu Thiên Lộc khuyên bạn hãy giữ gìn sức khỏe bằng việc tìm kiếm những phương pháp xử lí chất thải rắn, điển hình là rác thải sinh hoạt thường ngày xuất hiện quanh ta. Thiên Lộc đã chuẩn bị 1 bảng về xử lí rác thải sinh hoạt mời bạn đọc xem tham khảo, hy vọng giúp ích được cho bạn:

TT

Tên chất thải

Hình ảnh minh họa

Kỹ thuật trong phân loại

3.1

Chất thải nguy hại

 

 

3.1.1

Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini,…từ hoạt động sinh hoạt;

Sơn, mực, chất kết dính (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất);

Găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất;

Kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh.

- Bảo đảm được đựng, chứa trong vật đựng, túi, bao bì… để an toàn, tránh phát tán CTNH ra ngoài môi trường.

- Thu, xếp gọn các vật sắc nhọn (như kim tiêm) để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.

3.1.2

Các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thuỷ ngân thải.

- Không đập vỡ.

- Trường hợp bị vỡ thì lưu giữ bảo đảm an toàn tránh gây thương tích, ngăn ngừa phát tán thủy ngân trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.

3.1.3

Các loại pin, ắc quy thải.

Giữ nguyên hình dạng, không tháo dời.

3.2.

Chất thải cồng kềnh

 

 

3.2.1

Tủ, bàn ghế, sofa, giường, nệm, cũ hỏng,…

Thu gọn, giảm kích thước, thể tích. Trường hợp tháo dỡ thì chất thải sau đó được phân loại vào các nhóm chất thải tương ứng.

3.2.2

Tủ sắt, khung cửa, cánh cửa,…

https://thuvienphapluat.vn/doc2htm/00585228_files/image022.jpg

Thu gọn, giảm kích thước, thể tích. Trường hợp tháo dỡ thì chất thải sau đó được phân loại vào các nhóm chất thải tương ứng.

3.2.3

Cành cây, gốc cây,…

Thu gọn, giảm kích thước, thể tích.

3.3

Chất thải khác còn lại

 

 

3.3.1

Vỏ các loại hạt như macca, óc chó, hạt điều, dừa, vỏ trứng, xơ dừa, rơm, trấu,…từ hoạt động sinh hoạt.

Chiếu cói; chiếu tre, trúc; gối mây, tre,…; Lông gia súc, gia cầm,…;

Bã các loại: cà phê, trà (túi trà), bã mía, xác mía, lõi ngô (cùi bắp),…;

Chất thải từ làm vườn từ hộ gia đình như lá, rễ, cành cây nhỏ, cỏ, hoa,…

Thu gọn, giảm kích thước, thể tích.

3.3.2

Phân động vật cảnh; xác động vật cảnh chết không do dịch bệnh,…

Chứa trong vật đựng kín, không rò rỉ, ngăn ngừa phát tán mùi.

3.3.3

Tã, bỉm, băng, giấy vệ sinh, giấy ăn đã sử dụng; giấy ướt đã sử dụng; bông tẩy trang, khẩu trang,…;

Các loại hộp xốp; các loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần;

Bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá,…;

Bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng;

Vỏ thuốc,…

Thu gọn, giảm kích thước, thể tích, bảo đảm tránh rơi vãi.

3.3.4

Giày, dép nhựa, thước kẻ, muôi (vá), thìa (muỗng) bằng nhựa;

Bút, bật lửa đã hết gas, bàn chải đánh răng, vỏ tuýp, hộp kem đánh răng,…;

Các loại nhựa thải khác.

Bó gọn.

3.3.5

Vỏ cứng các loài thuỷ, hải sản;

Xỉ than từ hoạt động sinh hoạt,…;

Gốm, sành, sứ thải…

Thu gọn, giảm thể tích, bảo đảm tránh rơi vãi.

3.3.6

Các loại chất thải còn lại.

 

Bó gọn.

Ý nghĩa kinh tế đối với việc xử lí chất thải rắn

Quản lý chất thải rắn gây ra chi phí kinh tế đáng kể. Chính phủ và các đô thị đầu tư nguồn lực đáng kể vào việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải. Hệ thống quản lý chất thải kém hiệu quả có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế do tăng chi phí làm sạch môi trường, chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến các vấn đề sức khỏe do chất thải gây ra và mất năng suất do bệnh tật liên quan đến quản lý chất thải kém.

Hơn nữa, quản lý chất thải có thể mang lại cơ hội kinh tế bằng cách thúc đẩy các sáng kiến tái chế, làm phân trộn và biến chất thải thành năng lượng. Những hoạt động này tạo ra việc làm, giảm nhu cầu về nguyên liệu thô và đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn.

Các phương pháp xử lí chất thải rắn của phế liệu Thiên Lộc

 Phương pháp chôn lấp rác thải hợp vệ sinh

Phương pháp chôn lấp rác thải hiện nay đang rất phổ biến, được nhiều nước áp dụng, bởi cách thức thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Là phương pháp ít chi phí nhất trong tất cả các loại phương pháp khác.

Với biện pháp xử lý này, rác thải cần được tập trung đúng nơi quy định, đảm bảo hợp vệ sinh, cách xa khu vực dân cư để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống

 Được áp dụng với các loại chất thải rắn sau:

  • Rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ từ các lò đốt, chất thải công nghiệp. 
  • Chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại.

Tuy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm như gây lãng phí nguồn đất, ô nhiễm đất, bốc mùi hôi thối, rò rỉ nước thải từ bãi rác. Chính vì vậy, phương pháp này không áp dụng tại các quốc gia có quỹ đất nhỏ hẹp.

Hàng chục xe tải nối đuôi nhau tại bãi rác Nam Sơn

2. Phương pháp thiêu đốt chất thải rắn

Phương pháp thiêu đốt rác thải sử dụng công nghệ hiện đại. Đối với cách xử lý này, có 2 loại lò đốt là:

– Lò đốt có công suất cao sử dụng năng lượng để thiêu đốt rác thải

– Lò đốt công suất nhỏ không sử dụng năng lượng.

Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các loại chất thải rắn có thể cháy được, đặc biệt đối với các chất thải rắn độc hại trong ngành công nghiệp và chất thải y tế

Ưu điểm của phương pháp đốt:

  • Xử lý được hầu như tất cả các chất thải cháy được. Giảm kích thước rác thải đến mức tối thiểu cho khâu xử lý chôn lấp, giúp tiết kiệm quỹ đất. 
  • Có thể áp dụng tại nhiều quốc gia.
  • Có thể tận dụng được nguồn năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. 
  • Là biện pháp tối ưu hiện nay xử lý triệt để các chất thải độc hại từ công nghiệp hay các chất thải y tế lây nhiễm.

phuong-phap-dot-rac

Phương pháp thiêu đốt chất thải rắn

Phương pháp ủ sinh học

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước sử dụng phương pháp ủ sinh học đối với rác thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được với rác thải hữu cơ. Để áp dụng được, phải tiến hành phân loại ngay từ đầu thông qua các thiết bị cơ khí tiên tiến. Rác thải hữu cơ sẽ được thu gom, tập kết và đưa vào các hầm ủ trong khoảng thời gian 90 – 100 ngày. 

Phương pháp này thường được áp dụng trong ngành chăn nuôi hay nông nghiệp với nguồn rác thải hữu cơ phong phú từ chất thải vật nuôi, cây cối sau khi thu hoạch… 

nhiều ưu điểm cho phương pháp này có thể kể đến như:

  • Có thể áp dụng được ở các quy mô nhỏ từ hộ gia đình, trang trại chăn nuôi, trồng trọt đến các nhà máy xử lý chất thải.
  • Thân thiện với môi trường đất, các vi sinh vật tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm. Quy trình xử lý đơn giản, giảm thiểu chi phí sản xuất.
  • Sản phẩm phân bón hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà phân bón vô cơ không có được. 

Đồng thời phương pháp ủ sinh học vẫn tồn tại nhiều điểm hạn chế:

  • Việt Nam ta chưa thực hiện được việc phân loại rác thải tại nguồn nên rác thải hữu cơ vẫn còn lẫn vào nhiều loại rác thải khác khiến cho việc thu gom, phân loại mất nhiều thời gian.
  • Quy mô các nhà máy ủ sinh học thường nhỏ nên công suất xử lý chưa cao.
  • Sản phẩm phân hữu cơ có tác dụng chậm hơn so với các sản phẩm phân vô cơ nên gây tâm lý lo ngại khi sử dụng.
  • Tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các mầm dịch bệnh, gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe, đời sống con người.

phuong-phap-u-sinh-hoc

Phương pháp ủ sinh học

Phương pháp tái chế chất thải rắn

Tái chế rác thải rắn nằm trong chiến dịch 3R (Reduce - Reuse - Recycle) nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Song với đó việc tái chế rác thải cũng giúp tiết kiệm tài nguyên cho đất nước như cây để làm giấy, khoáng sản quặng để sản xuất kim loại, linh kiện điện tử; dầu mỏ để sản xuất polymer, vải… Bên cạnh đó tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.

Các công hiện đại hóa được đưa vào quy trình xử lí chất thải rắn

Các phương pháp xử lí chất thải rắn thủ công trên ưu điểm là chi phí thấp nhưng độ đạt tiêu chuẩn an toàn không cao. Còn các phương pháp xử lý hiện đại tuy ít sinh ra chất gây ô nhiễm nhưng chi phí cao.

Hiện nay, Việt Nam ta đang trong quá trình hội nhập, học hỏi, chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới. Nhờ đó mà chúng ta có nhiều cơ hội để nghiên cứu, phát triển các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải rắn. Tiêu biểu có thể kể đến các giải pháp nghiên cứu như:

 Đối với chất thải rắn đô thị:

  • Nghiên cứu công nghệ cacbon hoá tạo thành sản phẩm nhiên liệu và vật liệu xử lý ô nhiễm môi trường.
  • Nghiên cứu công nghệ thiêu đốt Plasma tạo thành khí tổng hợp sử dụng để vận hành hệ thống xử lý chất thải.
  • Nghiên cứu công nghệ nhiệt phân tạo thành nhiên liệu để sử dụng, vận hành hệ thống chất thải.
  • Nghiên cứu sản xuất các chất xúc tác sử dụng hiệu quả cho quá trình nhiệt phân tạo thành nhiên liệu.

- Đối với chất thải của một số ngành công nghiệp: 

  • Tái chế bùn đỏ, các xỉ quặng luyện thép, chất thải rắn ngành đóng tàu biển.
  • Nghiên cứu tái chế đồng, vàng, kẽm và các kim loại khác từ chất thải điện tử.

- Đối với chất thải nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

  • Nghiên cứu tái chế chất thải nông nghiệp để sản xuất bio-ethanol, biodiesel
  • Nghiên cứu tái chế thành vật liệu hấp phụ sử dụng trong công nghiệp hoá chất và môi trường.
  • Nghiên cứu tái chế chất thải lâm nghiệp thành các vật liệu tấm sử dụng trong xây dựng.

- Đối với chất thải nguy hại khó phân hủy sinh học (POPs):

  • Nghiên cứu xử lý các chất thải thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bằng phương pháp cacbon hóa.
  • Nghiên cứu các chất xúc tác để phân huỷ dioxin, furan trong môi trường đất, nước và không khí.
 
 

Mọi chi tiết, thắc mắc vui lòng liên hệ:

 

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU THIÊN LỘC

GIÁ CAO NHẤT - THANH TOÁN LIỀN TAY - CÂN ĐO UY TÍN

Hotline: 0968 044 568 (Mr. Thai)

Email: phelieuthienloc@gmail.com

Website: phelieuthienloc.com

Địa chỉ: Lô 5, đường số 7, KCN Sóng Thần, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Chi nhánh:

  •  Lô C13/2 Khu C Đường 3F KCN Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, Tp. HCM
  • Lô 1-3, KCN Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai
  • E7 E8, Đường số 6, KCN Thịnh Phát, Ấp 4, xã Lương Bình, huyện Bến Lức, Long An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công ty thu mua phế liệu Thiên Lộc luôn là đối tác tin cậy cho Doanh nghiệp.
THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO
DMCA.com Protection Status